10 nguyên nhân gây nóng máy ở xe cơ giới thi công san lấp mặt bằng

Đăng Ngày:  11-06-2021
5.0/5 (1 Reviews)

Tóm Tắt

Nóng máy công trình là hiện tượng xảy ra phổ biến mà các đơn vị sửa chữa xe cơ giới thường gặp do các nguyên nhân chủ yếu như két làm mát có vấn đề, van hằng nhiệt hoạt động chậm, bộ lọc khí tắc,...

Khi xe cơ giới hoạt động ở công trình thi công trở nên nóng máy thì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu không biết được nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục nhanh chóng sẽ khiến động cơ hư hại nặng và có dấu hiệu cháy nổ. Để có thể cung cấp kiến thức hỗ trợ xử lý tình huống này, Cơ khí Hoàng Anh mang đến cho bạn 10 nguyên nhân chủ yêu gây nóng máy mà chỉ có những người sửa chữa xe cơ giới chuyên nghiệp mới biết.

10 nguyên nhân gây nóng máy ở xe cơ giới thi công san lấp mặt bằng

Két làm mát có vấn đề

Nhằm đảm bảo nhiệt độ dầu ổn định cũng như giữ cho độ nhớt dầu nhờn không đổi thì xe cơ giới được trang bị két làm mát. Để làm mát thường dùng bằng nước hoặc là không khí. Két này cần được kiểm tra thường xuyên dưới những kỹ sư, nhân viên sửa chữa xe cơ giới, máy công trình. Két làm mát cấu tạo từ hai khoang và các đường ống dẫn. Khi bề mặt của két bẩn sẽ khiến khả năng tản nhiệt kém. Ngoài ra, tắc đường ống hoặc móp két dẫn đến nóng máy. Tài xế cần bảo dưỡng xe định kỳ để tránh hiện tượng này.

Van hằng nhiệt hoạt động chậm

Van hẳng nhiệt thực hiện nhiệm vụ ổn định nhiệt độ của động cơ ở khoảng được tính chọn trước trong thiết kế. Van hằng nhiệt có vai trò quan trọng, khi máy chưa đủ nóng van sẽ đóng ngăn nước từ trong máy chảy ra két làm mát sinh hàn để giảm thời gian gia nhiệt máy một cách kiểm soát. Sau đó, nhiệt độ thân máy sẽ ổn định.

Tuy nhiên, nhiều người thợ sửa chữa có một số lầm tưởng nên cho rằng van hằng nhiệt không cần thiết và tháo nó ra khiến cho động cơ nóng lên. Ngoài ra, khi van hằng nhiệt bị hỏng biểu hiện là khó mở hay thậm chí không thể nào mở nổi thì sẽ ngăn cản/ hạn chế quá trình trao đổi nhiệt làm nóng máy. 

Cho nên, đối với trường hợp này bạn cần thiết tháo van hằng nhiệt ra để giảm nhiệt của máy. Nhất là đối với động cơ đã cũ hoạt động kém thì việc làm này được xem là giải pháp an toàn. Đây cũng là nguyên nhân mà khi tiếp nhận sửa chữa xe cơ giới chúng tôi thường hay gặp phải.

Két làm mát có vấn đề và Van hằng nhiệt hoạt động chậm

Hệ thống làm mát bằng nước hư hỏng

Hệ thống này gồm 2 tầng nước là khoang làm mát và thùng chứa nước bốc hơi. Kết cấu của nó khá là đơn giản. Do hoạt động nhiều dây curoa có thể chùng, cánh bơm mòn dẫn đến nóng máy.

Không đóng kín nắp capo

Nhiều người có tâm lý là mở hé hoặc mở luôn nắp capo cho mát máy. Tuy nhiên, việc làm này gây nên nhiều ngui hại. Bên cạnh đó, có thể do tài xế sơ ý không đóng kỹ nắp capo máy nóng lên sùng sục, thậm chí là sẽ có mùi khét, bốc khói. Cho nên, lưu ý đặc biệt là đóng kín nắp capo nhé. Không đóng kín thì bạn phải tìm đến dịch vụ sửa chữa xe cơ giới để giải quyết hậu quả trên.

Bộ lọc khí bị tắc

Bộ lọc khí có vai trò quan trọng để động cơ vận hành ổn định. Bộ lọc này cần được chăm sóc cẩn thận vì nó cấp không khí chất lượng vào động cơ thúc đẩy đốt cháy nhiên liệu. Một số nguyên nhân khiến lọc khí bị tắc như:

  1. Bụi bẩn bám nhiều vào bầu lọc gió
  2. Lọc khí bị thủng do hỏng nát hay chuột cắn
  3. Chỉnh sai khe hở nhiệt hoặc xu nap bị hở

Vì thế nên, tùy vào tần suất sử dụng cũng như môi trường bụi bẩn nhiều hay ít mà bạn sẽ cần nhờ đến dịch vụ sửa chữu xe cơ giới kiểm tra cẩn thận và vệ sinh định kỳ hàng tuần/ hàng tháng để tránh tắc lọc khí gây nóng và cháy động cơ.

Tắc ống xả

Ống xả bị tắc khiến động cơ nóng lên. Xử lý chậm trễ còn gây mất an toàn. Ngoài ra, hiện tưởng ống xả thiết kế quá dài cũng là nguyên nhân khiến máy nóng lên. Cho nên, khi sửa chữa xe cơ giới hay bảo trì nên lưu ý cẩn thận đến phần ống xả.

Động cơ bị thiếu dầu

Khi động cơ thiếu dầu sẽ khiến cho xe bị nóng máy. Dầu làm nhiệm vụ bôi trơn những chi tiếp trong động cơ để giảm lực ma sát và giải nhiệt động cơ. Cho nên, khi lượng dầu bị thiếu hút và động cơ bên trong không được bôi trơn nó sẽ khiến xe bị quá nhiệt.

Tắc ống xả và động cơ bị thiếu dầu

Phần phụ tải động cơ

Nóng máy cũng có thể xuất phát từ việc chỉnh bơm thủy lực không đúng chuẩn hoặc là quá tải động cơ. Cho nên, trong quá trình vận hành nếu xe nóng lên thì hãy xác định thật kỹ nguyên nhân nếu do phần phụ tải động cơ thì bạn cần dừng lại và khắc phục ngay nhờ thợ sửa chữa xe cơ giới.

Không khí bị hạn chế

Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến với máy nén khí, máy phát điện trong trường hợp làm việc trong môi trường kín, thiếu không khí. Lúc này, đối lưu không khí bị hạn chế dẫn đến nhiệt độ trong phòng tăng lên và động cơ cũng nóng hơn.

Vấn đề thời tiết

Trời nắng nóng quá lâu và xe hoạt động với công suất liên tục cũng sẽ khiến nóng máy. Trường hợp này thường hy hữu và chỉ xảy ra phổ biến ở các dòng xe đã cũ kỹ, hệ thống làm mát không thể làm việc mạnh mẽ như lúc còn mới khiến động cơ tăng nhiệt.

Ngoài ra, do xe cơ giới, máy công trình qua nhiều lần tháo lắp, cũ kỹ cũnng dẫn tới nóng máy. Tuy nhiên, nguyên nhân này rất ít. Như vậy, Cơ khí Hoàng Anh đã cung cấp cho bạn 10 nguyên nhân gây nóng ở xe cơ giới như trên. Vì thế, để phòng tránh và hạn chế tình trạng nóng máy cần bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên tại các dịch vụ sửa chữa xe cơ giới bạn nhé.

>> Xem thêm bài viết:

5 loại xe cơ giới, máy công trình được dùng phổ biến nhất

Liên hệ để được nhận tư vấn miễn phí 24/7

Khắc phục, sửa chữa một số lỗi của máy đào công trình

Khắc phục, sửa chữa một số lỗi của máy đào công trình

Trong quá trình vận hành máy đào sẽ thường xảy ra các hư hỏng liên quan đến động...

7 lỗi thường gặp ở máy nén khí trong xây dựng và cách khắc phục

7 lỗi thường gặp ở máy nén khí trong xây dựng và cách khắc phục

Trong quá trình dùng máy nén khí, hư hại là điều không tránh khỏi. Điểm danh 7 lỗi...

Sửa chữa hệ thống điện và thủy lực xe cơ giới, máy công trình

Sửa chữa hệ thống điện và thủy lực xe cơ giới, máy công trình

Sửa chữa hệ thống điện và thủy lực ở xe cơ giới là công việc đòi hỏi những người...